Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Giấc mơ Trang Tử




Tích giả Trang Chu mộng vi hồ điệp, hủ hủ nhiên hồ điệp giả. Tự dự thích chí dư! Bất tri Chu dã. Nga nhiên giác, tắc cừ cừ nhiên Chu giả. Bất tri Chu chi mộng vi hồ điệp dư, hồ điệp chi mộng vi Chu dư? Chu dữ hồ điệp, tắc tất hữu phân hĩ. Thử chi vị vật hóa.
*
Có lần Trang Chu nằm mơ thấy mình là bướm, cảm thấy thích chỉ vì bay lượn với thân bướm, không còn nhớ đến Chu nữa. Lát sau thức giấc, ngạc nhiên thấy mình lại là Chu, chẳng biết Chu nằm mộng hóa bướm hay bướm mộng làm Chu. Chu và bướm hẳn nhiên có phân biệt rồi và chỗ phân biệt ấy là sự biến chuyển của vạn vật.
**
Trang Chu mộng làm bướm thì chỉ là thần trí lang thang trong giấc mơ, giấc mộng như thế hình như ai cũng có thể trải qua. Nhưng nếu bướm mộng làm Trang Chu thì thật kinh ngạc và khó có thể tưởng tượng được. Vì cõi đời mà thiên hạ tranh đua, giành giật nhau, sẳn sàng giẫm đạp lên nhau vì lợi danh, vì danh tiếng, vì sống chết, vì muốn bảo tồn và khuyếch trương cái tôi của mình chỉ là giấc mộng của một con bướm! Làm sao ta biết được những người chung quanh không phải là cơn mơ của ta, hay ta chỉ là cơn mơ của người khác? Hay cả ta và người chỉ là giấc mơ của một con bướm vơ vẩn nào đó? Đến khi bướm tỉnh giấc thì còn gì là Trang Chu nữa...!



Lắng nghe Trang Tử

NHÂN
* * * * * * * *
Xin dẫn lời Triết gia Trang Tử:
"Chí nhân vô kỷ, thần nhân vô công, thánh nhân vô danh".
Chí nhân không biết có mình, Thần nhân không biết có công, Thánh nhân không biết có danh.
*
Chí nhân, thần nhân, thánh nhân duy chỉ là người thuận theo lẽ trời đất mà sống trong sự chuyển hóa của tự nhiên là có thể lãng du nơi không có chỗ tận cùng của tâm thức...
Vô kỷ để không xem cái tôi mình là chuẩn mực cho mọi sự ...
Vô công để hành thiện mà không ai biết mình có công trong đó...
Vô danh như cánh hạc thấp thoáng một khoảnh khắc giữa đời rồi biệt tăm mù khơi...
* * * * * * * * * *

Xin dẫn lời Triết gia Trang Tử:
"Cố thánh nhân chi dụng binh dã, vong quốc nhi bất thất nhân tâm".
Khi thánh nhân cầm binh có mất nước cũng chẳng làm mất lòng dân.
*
Quốc là ý niệm, Nhân là hiện thực, do thế mà thánh nhân không thất nhân tâm.


TÀI
* * * * * *
Xin dẫn lời Triết gia Trang Tử:
"Tử sinh, tồn vong, cùng đạt, bần phú, hiền dữ bất tiếu, hủy dự, cơ khát, hàn thử, thị sự chi biến, mệnh chi hành dã. Nhật dạ tương đại hồ tiền, nhi tri bất năng quy hồ kỳ thủy giả dã. Cố bất túc dĩ hoạt hòa, bất khả nhập ư linh phủ. Sử chi hòa dự, thông nhi bất thất ư duyệt. Sử nhật dạ vô khích, nhi dữ vật vi xuân, thị tiết nhi sinh thời ư tâm giả dã. Thị chi vị tài toàn."
Sống chết, còn mất, sang hèn, giàu nghèo, người tốt kẻ xấu, khen chê, đói khát, nóng lạnh, tất cả những biến chuyển ấy là do mệnh trời hành xử như vậy.
Ngày đêm tiếp nối nhau trước mắt mà ngay cả người trí thức cũng không tường tận được nguồn gốc của vũ trụ.
Cho nên không biết rõ sự chuyển dịch linh hoạt như thế thì không vào được nơi sâu thẳm nhất.
Hòa nhập cùng vũ trụ nhờ vào tâm thông suốt nên chẳng bao giờ mất đi niềm vui.
Hoà nhịp cùng ngày đêm, xem vạn vật đều tươi tắn như mùa xuân, tiếp nhận và chuyển biến vạn vật thành mùa xuân trong tâm mình.
Làm được như thế gọi là toàn tài.
*
Tài của Trang Tử không có nghĩa là tài năng khéo léo của tay chân hay trí tuệ, mà là khả năng thâm nhập được đến chỗ sâu thẳm của vạn vật, hòa nhịp cùng vận hành của vũ trụ và cảm nhận thời gian như mùa xuân vĩnh viễn trong lòng.



ĐỨC
* * * * * * *
Xin dẫn lời Triết gia Trang Tử:
"Bình giả, thủy đình chi thịnh dã. Kỳ khả dĩ vi pháp dã, nội bảo chi nhi ngoại bất đãng dã. Đức giả, thành hòa chi tu dã. Đức bất hình giả, vật bất năng ly dã."
Mặt nước phẳng lặng thì bao la, tương tự như thế, gìn giữ tâm bên trong mà không để phong thái bên ngoài xao động.
Đức chính là sự tu chỉnh sửa theo sự hài hòa. Vì đức không hình tượng nên ngoại vật chẳng thể phá vỡ được nó.
*
Đức cùa Trang Tử là một phong thái bình lặng che chở cho tâm hồn ung dung hướng về sự hài hoà toàn hảo tự nhiên của vũ trụ, và tâm hồn này là bất khả hoại vì không để lộ ra bên ngoài.
Đức của Trang Tử không có nghĩa là đạo đức theo quy chuẩn của một cộng đồng xã hội nào, không liên quan gì đến đạo đức tam cương ngũ thường của Nho giáo...


  Tham khào sách "Đường Hạc Bay" Tác giả Mộc Nhiên

2 nhận xét:

  1. Hơn hai ngàn ba trăm năm trước con người tài hoa ấy đã để lại cho đời một chữ TRANG và bộ sách duy nhất được người đời sau ghi chép lại và đặt tên NAM HOA KINH. Thấp thoáng dáng dấp nho nhã, thâm trầm đứng giữa đất trời mà vẽ nên con đường vô tận cho cánh hạc bay TRANG không những là một triết gia mà trước hết là một nghệ sĩ trong từng hành động đời thường, nghệ sĩ của đời sống...

    Trả lờiXóa
  2. nào cõi mênh mông
    nào thiên đàng nào cảnh tồng ngông

    nào là thơ nào chiêm bao
    nào là rượu giữa cảnh tiêu dao...

    cuộc hóa thân như giấc mơ hồ điệp
    Bướm hay Người dẫu tỉnh cũng là mơ...


    nhattrang
    27.7.2009

    Trả lờiXóa