Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Nét đẹp hoa Bìm Bịp














4 nhận xét:

  1. https://sites.google.com/site/raurungvietnam/rau-than-thao-dhung/cay-bim-bip
    Tên gọi khác: Cây xương khỉ, cây mảnh cọng, cây lá cầm.
    -Tên tiếng Anh: Sabah snake grass, Snake plant
    -Tên khoa học: Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau
    -Tên đồng nghĩa:
    -Justicia nutans Burm.f., Fl. Ind. (1768).
    -Justicia fulgida Blume, Bijdr. (1826);
    -Clinacanthus burmanni Nees in DC., Prodr. 11 (1847).
    -Clinacanthus siamensis Bremek.
    -Các loài tương cận: C. angustus, C. burmanni, C. nutans, C. siamensis, C. spirei.

    Trả lờiXóa
  2. Đôi Điều Về Cây Bìm Bịp
    Cây bìm bịp dạng bụi mọc trườn có thể cao đến 3m, lá nguyên có cuống ngắn, phiến lá hình mác hay thuôn, mặt lá hơi nhăn, mềm, xanh, bóng, to 7-9cm x 2-2,5cm. Gié dày, xụ, ở ngọn nhánh, lá hoa hẹp. Hoa đỏ hay hồng, cao 3-5cm, đài cao 1cm, có lông trĩn, vành dài 5cm, có 2 môi đứng, môi dưới 3 răng, tiểu nhụy 2, bao phấn vàng xanh, nang dài 1,5cm, cuống ngắn, có 4 hạt. Mùa hoa xuân - hạ.
    Cây còn có tên gọi: cây xương khỉ. Tên khoa học: Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau. Thuộc họ Ô rô Acanthaceae. Cây có nguồn gốc châu Á nhiệt đới, mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam làm thuốc hoặc lấy lá hấp bánh, đồ xôi để có mùi thơm riêng biệt.
    Tìm hiểu tại sao có tên cây bìm bịp thì được các bác cao tuổi ở miền Đông Nam Bộ kể rằng: Khi bìm bịp con mới nở, người ta bẻ gãy chân, thì thấy chim mẹ cắn lá cây này về đắp chim con cho lành xương nên có tên gọi như trên. Không biết thực hư thế nào nhưng rõ ràng đã có tên gọi và một số tác dụng liên quan đáng được chú ý.
    Bộ Phận Dùng
    Toàn cây thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô để dành. Theo y học cổ truyền, toàn cây có tác dụng: Giảm đau, hạ sốt, chống viêm, điều kinh. Nhân dân thường dùng lá thân tươi của cây giã nát đắp vào mắt chữa sưng đau, đắp vết thương, cầm máu, bong gân, gãy xương kín… Còn dùng để nấu canh ăn cho mát, lá khô được dùng để ướp bánh (bánh mảnh cọng). Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc có sử dụng cây bìm bịp:
    Trẻ em, người lớn thường lở miệng
    Lá bìm bịp tươi rửa sạch giả nát thêm ít nước, lược lấy nước ngậm từ từ rồi nuốt. Liều dùng 20-60 g/ngày.

    Viêm gan mãn Vàng da, nóng hâm hấp lòng bàn tay, sốt về chiều, tiểu vàng, bức rức, khó ngủ, đại tiện táo hoặc nát, sắc mặt sạm.
    Toàn cây bìm bịp: 30g khô, râu bắp 20g, lá cây vọng cách 12g, lá quao 12g, sâm đại hành 16g, trần bì 10g, sắc với 1.000 ml nước giữ sôi nhỏ lửa 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
    Các khớp sưng đau mãn tính
    Toàn cây bìm bịp 30g, rễ và thân cây gối hạc 20g, toàn cây trâu cổ 20g, chùm gởi cây dâu tằm 20g.
    Nấu với 1.200ml nước, còn 300ml chia 3 lần uống sau bữa ăn. Uống liên tục 5-15 ngày.
    Thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức lưng
    Lá cây bìm bịp tươi 80g, lá cây thuốc cứu tươi 50g, củ sâm đại hành tươi 50g, giã nhuyễn cả 3 thứ, xào nóng với dấm, để âm ấm đắp vào lưng chỗ đau, băng chặt lại mỗi tối trước khi ngủ, sáng mở ra, liên tục 5-10 ngày. Đồng thời dùng bài thuốc uống sau đây:
    Toàn cây bìm bịp 12g, dây trâu cổ 12g, dây tơ hồng xanh 10g, đậu đen (sao thơm) 12g, ba kích nhục 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 12g, đương quy 12g, thục địa (chế) 16g, tang ký sinh 16g. Sắc với 1.200ml còn 300ml chia 2-3 lần uống trong ngày sau bữa ăn. Khi uống thuốc cử ăn măng. Dùng toa này 5-15 ngày.
    Đọc tới đây có thể bạn vẫn chưa hiểu cây bìm bịp hay xương khỉ mặt mũi nó ra sao. Xin thưa nó còn tên quen thuộc nữa là CÂY MẢNH CỌNG và đây là hình ảnh của cây.
    Nguồn internet
    Bacsi.com

    Trả lờiXóa
  3. Clinacanthus nutans Lindau leaves (CN) have been used in traditional medicine but the therapeutic potential has not been explored for cancer prevention and treatment. Current study aimed to evaluate the antioxidant and antiproliferative effects of CN, extracted in chloroform, methanol, and water, on cancer cell lines. Antioxidant properties of CN were evaluated using DPPH, galvinoxyl, nitric oxide, and hydrogen peroxide based radical scavenging assays, whereas the tumoricidal effect was tested on HepG2, IMR32, NCL-H23, SNU-1, Hela, LS-174T, K562, Raji, and IMR32 cancer cells using MTT assay. Our data showed that CN in chloroform extract was a good antioxidant against DPPH and galvinoxyl radicals, but less effective in negating nitric oxide and hydrogen peroxide radicals. Chloroform extract exerted the highest antiproliferative effect on K-562 (%) and Raji cell lines (%) at 100μg/ml and the other five cancer cell lines in a concentration-dependent manner, but not on IMR-32 cells. Fourteen known compounds were identified in chloroform extract, which was analysed by gas chromatography—mass spectra analysis. In conclusion, CN extracts possess antioxidant and antiproliferative properties against cultured cancer cell lines, suggesting an alternate adjunctive regimen for cancer prevention

    http://www.hindawi.com/journals/ecam/2013/462751/

    Trả lờiXóa
  4. b- Các bộ phận cây bìm bịp dùng làm thuốc
    +Theo Đông y
    -Tại Việt Nam:
    Theo y học cổ truyền, toàn cây có tác dụng: Giảm đau, hạ sốt, chống viêm, điều kinh. Nhân dân thường dùng lá thân tươi của cây giã nát đắp vào mắt chữa sưng đau, đắp vết thương, cầm máu, bong gân, gãy xương kín.
    Toàn cây thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô để dành.
    -Ở nước ngoài:
    -Ở Trung Quốc, toàn bộ thân, lá cây bìm bịp được sử dụng theo cách thức khác nhau để điều trị tình trạng viêm như tụ máu, đụng dập, thương tích căng và bong gân và bệnh thấp khớp. Ngoài ra còn dùng để trị chứng thiếu máu, vàng da và đấp cho mau lành xương bị gãy.
    -Ở Thái Lan cây bìm bịp được các thầy lang dùng để trị rắn và bồ cạp cắn bằng cách giả nhỏ thân lá đắp lên vết cắn và nước chiết đun sôi để uống. Lá tươi một nắm đun sôi trong 5 ly nước sắc còn 3 ly uống để điều trị bệnh lỵ, bệnh sốt.
    -Ở Indonesia dùng 1 nắm lá tươi cây bìm bịp đun sôi trong 5 ly nước sắc còn 3 ly uống để điều trị bệnh lỵ. Dùng khoảng 20 lá tươi nấu trong 2 ly nước sắc còn 1 ly uống mỗi ngày 2 lần để trị bệnh tiểu đường. Dùng khoảng 15 gam lá đun sôi trong khoảng 15 phút uống mỗi ngày 1 lần để trị gắt đáy.
    +Theo Tây y:
    Tây Y cũng đã có nhiều nghiên cứu về cây bìm bịp:
    Theo Công ty Globinmed (Malaysia) - Global Information Hub On Integrated Medicine (Globinmed) nghiên cứu trên cây bìm bịp có những kết quả như sau:
    Kháng virus :
    Jayavasu et al đã làm một nghiên cứu để so sánh khả năng của cây bìm bịp gây bất hoạt virus herpes simplex loại-2 (HSV-2) so với của acyclovir. Họ nhận thấy rằng các chất chiết xuất từ lá của cây bìm bịp có thể ức chế sự hình thành mảng HSV-2 trong dòng tế bào thận chuột.
    Wirotesangthong nghiên cứu hiệu quả của một loài cây bìm bịp khác (Clinacanthus siamensis) cho thấy chất chiết xuất từ lá chống lại các virus sau đây trên chuột: vi-rút cúm A (H1N1), virus cúm A (H3N2) và virus cúm B (B / I) trong thí nghiệm in vitro cho thấy kháng virus kết quả cao hơn so với oseltamivir.
    Hoạt động đáp ứng miễn dịch:
    Sriwanthana et al phát hiện ra rằng nó đã có thể tăng sự tăng sinh tế bào lympho đáng kể và làm giảm hoạt động của các tế bào chết tự nhiên (NK Cells). Điều này cho thấy chiết xuất từ cây bìm bịp đáp ứng miễn dịch qua tế bào trung gian (CMIR).
    Hoạt động chống viêm:
    Panthong et al tìm thấy các chất chiết xuất từ lá của cây bìm bịp có hoạt động chống viêm mạnh mẽ, nó có thể được sử dụng như là một loại thuốc kháng viêm. Hiệu ứng này, là do khả năng của nó ức chế đáng kể myeloperoxidase (MPO) hoạt động.
    Chống nọc độc Antivenom :
    Các nghiên cứu cho thấy khả năng chống nọc độc từ rắn, ong, bò cạp của cây bìm bịp có hiệu quả. Tuy nhiên thí nghiệm của Cherdchu et al đã phản bát lại kết luận đó. Tác dụng này cần tiếp tục nghiên cứu thêm.
    Chất hoạt động chống oxy hóa :
    Vai trò của các gốc tự do trong cây bìm bịp đã được chứng minh là rất tốt.
    Pannangpetch et al tìm thấy chiết ethanol của lá cây bìm bịp, chất này có hoạt động chống oxy hóa và tác dụng bảo vệ chống lại các gốc tự do gây ra tan máu. Chiết xuất đã được chứng minh sự ức chế đáng kể sản xuất peroxide trong các đại thực bào chuột kích thích bởi myristate phorbol acetate (PMA) và bảo vệ tế bào máu đỏ chống lại AAPH do tán huyết với IC50 của liều 359,38 ± 14,02 mg/ml.
    Chống virus varicella-zoster lây nhiễm
    Một thử nghiệm kiểm soát giả dược đã được thực hiện trên 51 bệnh nhân bị nhiễm siêu vi khuẩn varicella-zoster. Các kết quả thu được cho thấy rằng tổn thương đóng vảy xảy ra trong vòng 3 ngày kể từ ngày áp dụng và chữa bệnh trong vòng 7 ngày. Thuốc đã được áp dụng 5 lần mỗi ngày trong 7 - 14 ngày cho đến khi tổn thương được chữa lành. Điểm số đau cũng giảm đáng kể. Không có tác dụng phụ đã được quan sát trong suốt quá trình điều trị.
    Điều trị loét Aphthous tái phát
    Timpawat và Vajrabhaya đã làm một thử nghiệm dùng cây bìm bịp để điều trị bệnh viêm loét miệng tái phát aphthous. Có 43 bệnh nhân được chọn thử nghiệm này và hiệu quả cho thấy cây bìm bịp có tác dụng tốt hơn giả dược triamcinolone acetonide.

    Trả lờiXóa